Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (American Society of Nephrology) cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh đường uống có thể là một phần của lý do tăng tỷ lệ sỏi thận.

Hình ảnh có liên quan

Nghiên cứu được tiến hành trên 13,8 triệu bệnh nhân ở Anh và phát hiện 25.981 người bị sỏi thận. Các đối tượng đưa vào nghiên cứu được theo dõi phơi nhiễm kháng sinh từ 3 đến 12 tháng trước khi chẩn đoán mắc sỏi thận.

Hình ảnh có liên quan

Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ, gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thuốc men, các bệnh như gút và đái tháo đường và các biến số khác, nghiên cứu thấy rằng việc phơi nhiễm với bất kỳ kháng sinh nào trong năm nhóm kháng sinh sau làm tăng đáng kể nguy cơ sỏi thận. Cụ thể: Nhóm penicillin phổ rộng làm tăng nguy cơ tới 27% sỏi thận; kháng sinh nhóm sulfamid có liên quan đến nguy cơ tăng gấp đôi sỏi thận; nhóm cephalosporin, fluoroquinolone và nitrofurantoin cũng có liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận. Nguy cơ sỏi thận ở trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng các kháng sinh trên tăng đáng kể so với người lớn.

TS. Gregory E. Tasian, một chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, Hoa Kỳ cho biết: Cơ chế liên quan giữa việc dùng kháng sinh với nguy cơ mắc sỏi thận không rõ, nhưng rất có thể là do sự tương tác phức tạp của các loại thuốc kháng sinh với vi khuẩn đường tiết niệu hoặc đường ruột. Vì thế, việc tuân thủ nghiêm ngặt sử dụng kháng sinh đóng một vai trò quan trọng trong ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh và hạn chế nguy cơ gây sỏi thận.